Cách tạo động lực cho nhân viên chứa đựng sức mạnh lớn dẫn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Người quản lý biết truyền cảm hứng tinh thần đồng đội sẽ giúp tăng năng suất làm việc. Đơn giản vì điều đó làm cấp dưới cảm thấy luôn được hỗ trợ, chia sẻ nhiệm vụ.
Dưới đây Pha lê Bình Minh sẽ giải đáp cho bạn lý do cũng như các phương pháp tạo động lực cho nhân viên giúp thúc đẩy họ làm việc hiệu quả cũng như gắn bó lâu dài với công ty, hãy cùng theo dõi nhé!
Vì sao cần áp dụng các cách tạo động lực cho nhân viên?
Cách tạo động lực cho nhân viên là một trong những bài toán khó cho nhà quản lý. Tuy nhiên vấn đề này không phải chưa từng có lời giải đáp cụ thể.
Đối với hầu hết các thành viên công ty, sự thỏa mãn công việc có ý nghĩa quan trọng. Nó là nguồn gốc tạo ra thái độ tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm nhận. Từ đó, kết quả làm việc, lao động chắc chắn ngày một tăng lên đáng kể.
Vì vậy, để giúp nhân viên có được điều trên, nghệ thuật tạo động lực thực sự không thể thiếu. Các cá nhân nhờ vậy cùng nỗ lực, nhanh chóng hoàn thành mục tiêu. Điều đó giúp công ty tiết kiệm tối đa thời gian, tiền bạc suốt quá trình hoạt động.
Bạn hãy hình dung khi nhân viên có mức động lực thấp sẽ làm việc với tốc độ chậm. Họ không dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ, thường lướt web, trò chuyện,… Điều này không chỉ làm công ty lãng phí nguồn lực, còn gây ảnh hưởng xấu đến các nhân viên khác.
Mặt khác, những người năng động, có động lực và tự hào về công việc được giao. Họ hành động nhanh chóng, luôn muốn hoàn thành tốt mọi thứ cho cả bản thân và công ty.
Vì thế, doanh nghiệp đang dẫn đầu hay trên đà phát triển đều cần cách tạo động lực cũng như khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Tại mọi cấp độ, thời điểm khi tinh thần con người giảm sẽ kéo doanh thu, thành tích đi theo kèm. Đồng thời, những giải pháp khích lệ còn là điểm mạnh giúp đơn vị giữ chân nhân tài.
Khi nhân viên mất đi động lực làm việc sẽ gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Vấn đề này không chỉ liên quan đến thời gian, thậm chí còn cả về tiền bạc. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu các cách tạo động lực cho nhân viên được chuyên trang chia sẻ dưới đây.
1. Ghi nhận kết quả công việc của nhân viên thực hiện
Ở cương vị một nhà quản lý, hãy luôn khen ngợi nhân viên vì những cống hiến, nỗ lực làm việc. Họ sẽ cảm thấy bạn trân trọng và công nhận những gì diễn ra suốt thời gian qua. Đồng thời, công việc nhờ thế cũng có chiều hướng ngày càng tốt hơn.
Đây là một trong những cách tạo động lực cho nhân viên cần diễn ra, thực hiện đều đặn. Trong thực tế, nhiều nhà quản lý ghi nhận thành tích cấp dưới bằng cách tặng những món quà.
2. Chính sách lương thưởng công bằng với sức lao động
Đa số nhân viên quan tâm đến sự công bằng trong các đãi ngộ của công ty. Điều này thể hiện đầu tiên ở vấn đề thanh toán tiền lương.
Tùy theo năng lực của mỗi người, doanh nghiệp đưa ra khoản chi trả hợp lý, xứng đáng. Hơn nữa, khi nhân viên làm việc thêm thời gian, cũng cần tính lương ngoài giờ công bằng.
Mọi thứ rõ ràng, người lao động xác định cụ thể mức thu nhập nhận được. Từ đó, họ luôn giữ ý chí phấn đấu hoàn thành mục tiêu công việc thật tốt.
Phương án này thực sự hiệu quả, thường áp dụng để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Lưu ý, nhà quản lý nên sử dụng cách này với cả nhân sự cũ hoặc mới, từ cấp cao đến cấp thấp.
3. Đào tạo chuyên môn, trao cơ hội để nhân viên phát triển
Cách tạo động lực cho nhân viên mang tính lâu dài, bền vững nhất chính là đào tạo chuyên môn. Với những kỹ năng tốt được trang bị, họ sẽ hoàn thành công việc năng suất hơn. Đồng thời, qua phương án này doanh nghiệp gia tăng khả năng thu hút nhân tài ở lại với mình.
Để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, bạn có thể cung cấp tài liệu cho họ tự nghiên cứu học tập. Ngoài ra, phòng nhân sự tổ chức các đợt tập huấn theo chuyên môn từng bộ phận.
Thực tế, bất kỳ ai khi có cơ hội phát triển các kỹ năng như vậy sẽ luôn tự hào về công việc. Đồng thời, bản thân cảm thấy được nâng cao hơn trong nghề nghiệp với hướng đi rõ ràng. Tất cả khiến người lao động thêm trách nhiệm gắn bó, đóng góp lâu dài cho công ty.
Tuy nhiên với cách tạo động lực cho nhân viên trên, nhà quản lý cần lựa chọn những người ưu tú. Đây sẽ là nhân tố ưu tiên tham gia khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Cách thức triển khai như trên giúp doanh nghiệp không lãng phí tài nguyên, nguồn nhân lực. Về lâu dài, công ty sẽ sở hữu đội ngũ quản lý giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm trong nghề.
4. Lắng nghe những mối bận tâm từ mỗi nhân viên
Những mối bận tâm của nhân viên sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả năng suất lao động. Vì vậy, các nhà quản lý cần biết lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của từng người. Từ đó cùng nhau đưa ra những giải pháp phù hợp gỡ bỏ dần mọi “nút thắt”.
Đôi khi, vấn đề không chỉ liên quan công việc, nhân viên có thể gặp vài chuyện trong cuộc sống. Một hành động nhỏ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn khi công ty giúp đỡ họ lúc khó khăn. Người lao động không chỉ yên tâm làm việc, còn thấy mình cần cống hiến gắn bó với doanh nghiệp.
5. Tạo động lực khích lệ tinh thần làm việc nhân viên
Trong thời gian công tác tại công ty, một số cấp dưới sẽ có lúc buồn chán những việc hiện tại. Với trường hợp này, vai trò của quản lý càng được chú trọng để thúc đẩy tinh thần họ.
Việc gắn kết quan hệ giữa thành viên nhóm là một trong các cách tạo động lực cho nhân viên. Giải pháp này thường được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến.
Điển hình bạn có thể thấy qua các buổi ngoại khóa, du lịch. Mục đích nhằm tăng cường tinh thần kết nối, hợp tác giữa các nhóm, phòng ban với nhau. Khi các nhân viên được chào hỏi, làm quen sẽ dễ dàng xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp.
Ngoài ra, trường hợp nhân sự đó rơi vào bế tắc, hãy giúp họ tìm ra các lối đi mới. Hướng giải quyết sẽ nhắm đến một sự thỏa mãn cao hơn, thậm chí là cân nhắc thăng chức.
Bên cạnh đó, còn có một cách tạo động lực cho nhân viên khác chính là xây dựng trách nhiệm. Các thành viên nhóm cần thấy được tác động công việc của mình đến đồng nghiệp xung quanh.
Hơn nữa, nó cũng ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động chính doanh nghiệp. Từ đó mỗi thành viên công ty sẽ có tinh thần tự giác trách nhiệm với công việc.
6. Tạo lập môi trường làm việc thân thiện, gần gũi
Những áp lực từ môi trường làm việc là một trong các nguyên nhân khiến nhân viên căng thẳng chán nản. Nhiệm vụ của các nhà quản lý lúc này làm sao phải giải tỏa tất cả vấn đề đó.
Để thư giãn, thúc đẩy tinh thần ấy đi lên, cấp trên có thể tổ chức các hoạt động giải trí nhỏ ngay trong giờ làm. Chúng không chỉ làm giảm bớt căng thẳng, còn giúp nhân viên tái sinh tinh thần làm việc.
Ngoài ra, cách tạo động lực cho nhân viên có thể bằng việc làm mới, trang trí lại văn phòng. Cụ thể như: Sử dụng áp phích treo tường để truyền cảm hứng, trang trí không gian với các lọ hoa, bình nước, cốc…
Những họa tiết độc đáo, thú vị sẽ kích thích sự sáng tạo trong con người. Bằng các hình thức trên, bạn có thể giữ cho tinh thần nhân viên luôn vui vẻ, hứng khởi.
7. Đưa ra những phản hồi hữu ích đến nhân viên
Trong quá trình làm việc, người lao động luôn muốn được nghe nhận xét, góp ý, khen ngợi từ cấp trên. Vì thế mà các nhà quản lý cần phải biết cách đưa ra ý kiến phản hồi và nhận xét khéo léo. Qua đó, nhân viên thấy được những thiếu sót, dễ dàng ghi nhận lời chỉ bảo.
Khi cấp dưới mắc khuyết điểm hãy khoan chỉ trích, áp dụng hình phạt vi phạm với họ. Cấp trên nên đưa ra những nhận xét tích cực, biến sai lầm thành mục tiêu khắc phục sao cho tốt hơn.
Trường hợp hoàn thành công việc, bạn đừng ngần ngại đưa ngay những lời khen, khuyến khích phát huy. Mục đích tạo động lực cho nhân viên một cách kịp thời và hiệu quả.
8. Phân quyền làm việc rõ ràng cho nhân viên
Một trong các cách tạo động lực cho nhân viên mỗi nhà quản trị cần phải có đó là phân quyền. Điều này cho phép thành viên nhóm tự quyết định, chịu trách nhiệm về phạm vi quyền hạn được trao. Khi đó họ sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực của mình và sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên hình thức trao quyền cần được dựa trên sự tin tưởng, kỳ vọng. Vì thế cấp quản lý phải tin vào khả năng nhân viên, chấp nhận với rủi ro không may đem lại. Hiện giải pháp này áp dụng đối với các nhân viên ưu tú, có tiềm năng.
Trong thực tế, tùy vào đặc điểm riêng của doanh nghiệp, nhà quản lý chọn ra những phương pháp phù hợp. Qua những thông tin từ Pha Lê Bình Minh, hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng thành công một số cách tạo động lực cho nhân viên.
Để lại một phản hồi